9:00am - 18:00pm Mon - Fri

Những câu hỏi thường gặp – FAQs

FAQs - Những câu hỏi thường gặp

h-decor

Tế bào gốc tuỷ răng sữa là gì?

Tế bào gốc răng sữa được tìm thấy trong các mô mềm liên kết ở trung tâm của mỗi răng. Một trong tất cảc các loại tế bào gốc răng sữa được nghiên cứu rộng rãi và có nhiều triển vọng nhất là tế bào gốc trung mô (MSC).

Tế bào gốc trung mô tìm thấy trong tuỷ răng sữa em bé hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều thử nghiệm lâm sàng, chứng minh khả năng điều trị hiệu quả các loại bệnh bao gồm: bệnh tự kỷ, bệnh tiểu đường và bệnh Crohn.

Có bao nhiêu loại tế bào gốc trong răng sữa?

Trong suốt 20 năm qua, số lượng các thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc trung mô nói chung và tế bào gốc tủy răng sữa nói riêng đã tăng đáng kể. Theo thống kê của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đã có gần 1000 thử nghiệm sử dụng tế bào gốc trong lâm sàng, bao gồm các bệnh lý thần kinh, tim mạch, các bệnh tự miễn, viêm xương khớp, gan, rối loạn hô hấp, các bệnh nha chu, và nhiều bệnh khác.

Các thử nghiệm này đã chứng minh tính an toàn cao khi sử dụng tế bào gốc, đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tế bào gốc tách từ răng sữa có khả năng biệt hoá thành tế bào thần kinh cao hơn so với tế bào gốc từ các nguồn khác. Chúng có khả năng hỗ trợ sự tái phát triển của vùng não bị thương tổn và giảm tối đa kích ứng miễn dịch trong quá trình cấy ghép.

Vì vậy, tế bào gốc từ răng sữa cung cấp một công cụ tuyệt vời cho y học tái tạo, đặc biệt là trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương. Ngoài ra, với sự phát triển của kỹ thuật tái tạo mô, tế bào gốc trung mô từ tủy răng sữa cũng được sử dụng trong việc tái tạo xương, chẳng hạn như hộp sọ hoặc xương hàm cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.

 
 

Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells - MSC) là loại tế bào gốc có khả năng tăng sinh (nhân bản) khi được nuôi cấy bên ngoài cơ thể và có khả năng biệt hoá thành một số loại tế bào khác nhau như tế bào xương, sụn, mỡ, thần kinh và nhiều loại khác.

Tế bào gốc trung mô tồn tại trong nhiều cơ quan và bộ phận khác nhau trong cơ thể như mô mỡ, tủy xương, nhau thai, nội mạc tử cung, dịch ối, và dây rốn trẻ sơ sinh. Do tính sẵn có và dễ thu thập, độ an toàn cao, ít xâm lấn và giảm thiểu chi phí, ứng dụng tế bào gốc trung mô ngày càng mở rộng. Hiện nay, nguồn thu thập tế bào gốc trung mô phổ biến nhất là từ mô mỡ, tủy xương, cuống rốn trẻ sơ sinh và tuỷ răng sữa.

Tế bào gốc trung mô được tìm thấy ở đâu?

Tế bào gốc trung mô tồn tại trong nhiều cơ quan và bộ phận khác nhau trong cơ thể như mô mỡ, tủy xương, nhau thai, nội mạc tử cung, dịch ối, và dây rốn trẻ sơ sinh. Do tính sẵn có và dễ thu thập, độ an toàn cao, ít xâm lấn và giảm thiểu chi phí, ứng dụng tế bào gốc trung mô ngày càng mở rộng. Hiện nay, nguồn thu thập tế bào gốc trung mô phổ biến nhất là từ mô mỡ, tủy xương, cuống rốn trẻ sơ sinh và tuỷ răng sữa.

Tế bào gốc trung mô chữa được những bệnh gì?

Trong cơ thể người, tế bào gốc trung mô được tìm thấy ở nhiều cơ quan nhưng tập trung nhiều nhất ở tủy xương, mô mỡ và cuống rốn trẻ sơ sinh. Các loại tế bào gốc này đã được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị:
_ Thoái hóa khớp
_ Bại não
_ Phổi tắc nghẽn mạn tính
_ Tiểu đường
_ Trẻ hoá da mặt và nhiều bệnh khác.

Nhờ đặc tính điều hòa miễn dịch (giảm viêm, giảm kích thích hệ miễn dịch tại các vùng viêm, ức chế tế bào miễn dịch) và khả năng tiết ra các chất kích thích tăng trưởng, các tế bào gốc trung mô được xem là liệu pháp an toàn và hiệu quả khi cấy ghép vào cơ thể người.

Chính vì vậy, ngày càng có nhiều ngân hàng mô tại Việt Nam và trên thế giới cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc tuy răng sữa nhằm ứng dụng điều trị bệnh trong tương lai.

Tế bào gốc trung mô được nuôi cấy như thế nào?

Các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hiện nay sẽ tự thực hiện quy trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn để tiến hành tăng sinh tế bào nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Các thao tác với tế bào gốc được thực hiện trong phòng lab vô trùng để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho bệnh nhân cũng như người thực hiện:

Bước 1: Phân lập tế bào gốc MSC để nuôi cấy
Bước 2: Nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc MSC
Bước 3: Thu hoạch tế bào gốc và tiến hành trữ đông

Tế bào gốc trung mô hữu hạn hay vô hạn?

Sử dụng tế bào gốc trung mô (MSC) trong điều trị y tế là một chủ đề đang rất được quan tâm trong giới khoa học. Tuy nhiên, số lượng tế bào gốc trung mô thu được từ các nguồn như đã đề cập thường không đủ để thực hiện điều trị. Do đó, việc nuôi cấy (tăng sinh) MSC trong phòng thí nghiệm là cần thiết để đạt được số lượng mong muốn.

Một nghiên cứu được công bố trên trang BMC Molecular and Cell Biology vào năm 2006 đã chứng minh rằng các tế bào gốc trung mô sẽ bị lão hóa khi nuôi cấy lâu dài trong môi trường thí nghiệm. Nghiên cứu này đã ghi nhận rằng thời gian nuôi cấy dài hạn trung bình của quần thể tế bào gốc là 118 ngày và số lần cấy chuyển trung bình là 9. Kết quả cho thấy số lần nhân đôi trung bình của quần thể tế bào gốc giảm từ 7,7 xuống 1,2 trong lần cấy chuyển thứ 10 (10th passage). Chiều dài trung bình của telomere (một chỉ số liên quan đến quá trình lão hóa tế bào) cũng giảm từ 9,19 kbp xuống 8,7 kbp ở lần cấy chuyển thứ 9 (9th passage). Tiềm năng biệt hoá của tế bào gốc cũng giảm từ lần cấy chuyển thứ 6 (6th passage) trở đi. Các bất thường về hình thái của môi trường nuôi cấy cũng là điển hình của mô hình Hayflick về lão hóa tế bào.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghiên cứu này được thực hiện trong môi trường thí nghiệm và có thể không phản ánh chính xác quá trình lão hóa của tế bào gốc trung mô trong cơ thể người. Các nghiên cứu tiếp theo vẫn đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về quá trình này và tìm cách tăng cường sự sống còn và hiệu suất của tế bào gốc trung mô trong điều trị y tế.

Điều này đồng nghĩa với việc:

Về số lượng, khả năng tạo ra các tế bào gốc trung mô mới từ nguồn tế bào gốc ban đầu sẽ tỷ lệ nghịch với số lần cấy chuyển. Nói cách khác, khi trải qua nhiều lần cấy chuyển (theo kết quả nghiên cứu vừa được dẫn chứng ở trên), cụ thể là từ lần cấy chuyển thứ 10, khả năng tăng sinh về số lượng của tế bào gốc trung mô sẽ giảm dần.

Về chất lượng, quá trình lão hóa tế bào và tiềm năng biệt hóa (thành các dạng tế bào khác) của tế bào gốc trung mô cũng sẽ bị suy giảm khi được nuôi cấy quá lâu trong phòng thí nghiệm.

Bảng giá lưu trữ

ngan-hang-mo-luu-tru-tuy-rang-sua
Invalid Email
Invalid Number